Được coi là dòng trò chơi thứ năm của thương hiệu Bloody Roar
( vì tính trước đấy đã có bản mở rộng có tên là Bloody Roar Extreme và Bloody Roar Primal Fury xuất hiện ), và đây cũng là lần thứ hai trò chơi này độc quyền trên hệ máy Play Station 2 của hãng Sony. Nếu bạn đã chơi ba phiên bản đầu tiên của Bloody Roar, thì hãy tạm gác lại những gì đã thấy trước đó để bắt đầu khám phá một cuộc chiến mới có tên Bloody Roar 4. Đây là trò chơi đầu tiên được phát hành bởi một công ty thứ ba có tên Konami, trước đó Bloody Roar 3 cũng phải nhờ đến Activison để phát hành ở thị trường Châu Âu do dòng trò chơi này chỉ phổ biến tại Nhật Bản qua các hệ máy game thùng chứ không được phát hành rộng rãi như hệ máy console.

Được xếp chung hàng top với những hãng làm trò chơi đối kháng nổi tiếng như
NAMCO, SEGA, Capcom, Tecmo tại Nhật Bản. Hãng HUDSON có quyền tự hào về thương hiệu Bloody Roar của mình trong xuốt những năm 1997 và 2002, tuy nhiên cho đến năm 2003 thì nước cờ Bloody Roar 4 của hãng bắt đầu phạm sai lầm không thể cứu vãn. Nguyên nhân của sự sai lầm lần này của Bloody Roar chính là việc hết những ý tưởng mới mẻ sau ba phiên bản đầu tiên và một phiên bản mở rộng tiếp nối, những người chơi Bloody Roar đầy kinh nghiệm năm xưa nay đã từ trối Bloody Roar 4 như một món ăn đã nguội lạnh trên bàn đại tiệc. Và từ đây một thương hiệu nổi tiếng đã tự biến mất trong làng trò chơi đối kháng theo đúng nghĩa.

Nhắc lại một chút là xuyên xuốt nhiều năm, người chơi đến với trò chơi Bloody Roar về phong cách ấn tượng về thể loại đối kháng người hóa thú mà không một hãng trò chơi lúc đó đạt được cách làm này. Tuy nhiên trải qua 6 năm phát triển và chạy đua với các trò chơi khác cùng thế hệ, dòng trò chơi Bloody Roar đã thực sự không còn đọng lại sự ấn tượng sau việc Bloody Roar 3 ra mắt trong năm 2002. Thay vì tiến lên, HUSON và Eighting lại đưa dòng trò chơi này vào thế dậm chân tại chỗ và đây là điều sai lầm mà Bloody Roar 4 mắc phải sau khi ra mắt. Được coi là lôi lại tất tật những gì đã có từ trước đấy ở bản mở rộng, điều này không tạo ra sự khác biệt mà thay vào đó gây cho người chơi sự ức chế nhất là việc mất đi bản sắc vốn có từ trước đó.

Mổ xẻ sự thất bại của Bloody Roar 4, tất nhiên là phải nói về phần đồ họa hào nhoáng đã được tút đến mức chi tiết nhất để lấp đi những khoảng cứng ngắc đã thấy trong Bloody Roar 3. Với hơn 18 nhân vật
( trong số đó có 3 nhân vật mới cứng được cho thêm vào bao gồm Nagi, Ryoho & Mana và cuối cùng là Neiji ) nổi tiếng trong thế giới của Bloody Roar, người chơi sẽ không gặp bất kì trở ngại nào trong việc tìm về nguồn cội của cách đánh cũ đã thấy trước đó. Vì vậy Eighting rất khôn ngoan khi bổ xung thêm mục Career nhằm giúp người chơi tạo thêm những kĩ năng cho các nhân vật bằng cách lắp ngọc như trò chơi Final Fantasy VII, hay là vậy nhưng cũng chẳng đủ lôi cuốn khi người chơi hoàn tất hết cái bảng lắp ngọc đó. Các cuộc chiến diễn ra trong Bloody Roar 4 khá nhanh, phải nói là rất nhanh do được chỉnh thêm các chế độ sát thương bá đạo.

Điểm khác biệt lớn nhất của Bloody Roar 4 đó là thanh năng lượng người và thú lại cho chung nhau, và có thể chuyển hóa qua lại tùy thích. Vì thế người chơi có thể biến hình liên tục, chơi tuyệt chiêu liên tục mà chẳng cần suy nghĩ nhiều là làm sao phải dè xẻn chờ lúc thích hợp như các phiên bản cũ. Hơn nữa, khi cột năng lượng trong dạng người mà hết thì sẽ tự hóa thú và đẩy đối thủ văng ra một ít đủ để khi đang đánh chiêu liên hoàn thì sẽ bị ngắt giữa chừng. Nói chung là sự cân bằng cho cuộc chiến đã biến mất hoàn toàn, và chẳng đọng lại chút gì cảm giác đã tay khi màn hình trò chơi ghi danh kẻ chiến thắng bằng những đòn nhảm nhí đã tung ra. Nội dung trò chơi Bloody Roar 4 thực sự gây sốc, nó tiếp nối ngay sau phiên bản thứ ba khi ra mắt ở mức độ mới đó là tái sinh tất cả bằng cách lặp lại cuộc chiến về ấn dấu XGD một lần nữa rồi kết thúc theo kiểu đó là nội dung chính.

Nói cũng không phải khoe về cách truyển tải nội dung của Bloody Roar 4, thay vì phải làm mấy bức vẽ 2D bằng Illutration để miêu tả như đã làm trước đó với BR2 và BR3. Bloody Roar 4 chơi nguyên bằng những đoạn cắt cảnh với những nhân vật cử động rời rạc, đi kèm đó là những câu thoại lồng tiếng
( trước đó chỉ lấy nhạc nền làm chủ đạo ) nghe rất ngô nghê của từng nhân vật một qua dàn diễn viên nói tiếng Nhật và tiếng Anh ( lần đầu tiên trò chơi Bloody Roar áp dụng việc này cho cả hai phiên bản trên từng thị trường mà họ bán ra ). Âm nhạc lẫn âm thanh trong trò chơi thuộc hạng tầm khá, không quá xuất sắc nhưng cũng làm hài lòng người chơi phần nào nếu muốn có một đĩa nhạc thu riêng khi mua lẻ. Trong khuôn khổ một bài viết sơ lược về Bloody Roar 4, chúng tôi sẽ không đề cập chi tiết nội dung quá nhiều vì cái này chỉ giúp người chơi tham khảo thêm thông tin mà thôi.

Bloody Roar 4 kết thúc sứ mệnh của mình sau kì nghỉ lễ từ năm 2003, từ đó cho đến nay những đĩa bản sao của nó vẫn nằm đp chiếu trên kệ hàng đặt mua qua mạng. Được liệt vào dòng trò chơi điện tử máu me và bạo lực với cấp Mature
( trước đó ba phiên bản đời đầu chỉ đạt được cấp Teen ) do ESRB đánh giá, chẳng có gì chứng minh trò chơi này thực sự sẽ gây được tiếng vang mặc dù phiên bản bán ra tại Nhật được quảng bá rất tốt từ nhiều mặt. Cuối cùng vào ngày 1/3/2012, hãng HUDSON tuyên bố đóng cửa phần lớn các studio của mình tại Mỹ và Nhật rồi bàn giao lại cho phân nhánh Konami Digital Entertainment sử lý các ấn bản bán ra, trong số các ấn bản bán lại này có thương hiệu Bloody Roar. Từ đây chúng ta khép lại những năm lịch sử làm mưa làm gió trên thương trường trò chơi đối kháng qua cái tên " Võ Đài Đẫm Máu " từ năm 1998. Nhiều game thủ đã tự hỏi, liệu trò chơi này sẽ bao giờ trở lại thời hoàng kim của nó?


 

Bản quyền © 2003 Bloody Roar 4. Đã hợp thức hóa việc thực hiện dưới điều kiện cho phép.
Lưu ý, toàn bộ các tên gọi nhân vật, logo hay bất cứ nội dung thương mại liên quan đều thuộc Hudson Soft, Eighting và KONAMI.